Cập nhật bảng mã lỗi bếp từ và các cách kiểm tra, khắc phục. Lỗi các loại bếp từ chuẩn hóa và từ các thương hiệu riêng. Như lỗi của bếp từ Bosch, teka, mitsubishi, sunhouse, toshiba. Đều được BepROYAL hướng dẫn chi tiết đầy đủ trong bài viết dưới đây.
Bếp từ ngày nay là thiết bị phổ biến trong các căn bếp của mỗi gia đình. Cùng với sự phát triển của công nghệ số hóa. Bếp từ cũng được tích hợp vào nhiều tiện ích thông minh bằng điện tử để phục vụ người sử dụng. Vì là thiết bị có tần suất sử dụng cao, hàng ngày. Nên bếp từ cũng khó tránh khỏi các lỗi khi vận hành sử dụng. Trong đó có một số lỗi đơn giản mà người dùng có thể tự xử lý được. Và một số lỗi phức tạp cần sửa chữa.
Chính vì vậy, hầu hết các nhà sản xuất đều có tích hợp bảng mã lỗi cho bếp từ. Thông qua các màn hình led hiển thị, để người sử dụng biết được khi nào bếp từ đang gặp vấn đề gì đó. Cần sửa chữa hoặc đơn giản chỉ là bị quá nhiệt, cần nghỉ ngơi trước khi tiếp tục sử dụng.
Bài viết được BEPROYAL tổng hợp từ các thợ sửa chữa bếp từ lành nghề nhất.
Siêu thị biết bị nhà bếp Royal chuyên bán các loại bếp từ nhập khẩu nguyên chiếc, chính hãng. Bảo hành lên đến 36 tháng.
Mục lục
Bảng mã lỗi bếp từ chung phổ biến
Các nhà sản xuất bếp từ theo quy chuẩn đã quy định mã lỗi bếp từ thường hiển thị là “E”. Đó là chữ viết tắt của Error – dịch từ tiếng anh là Lỗi. Kèm với các con số từ 1-7 quy định cho các lỗi tương ứng. Bảng mã này áp dụng chung cho các hãng bếp từ: Teka, Sunhouse, Nodor, Cata, Malloca, Chefs, Hafele.
Bếp từ lỗi E0
E0 là lỗi phổ biến nhất trên bếp từ. Ý nghĩa có nó là báo hiện tại trên bếp không có dụng cụ nấu, hoặc dụng cụ nấu không thích hợp.
Cách khắc phục: Trường hợp này bạn hãy đặt đúng loại nồi inox nhiễm từ để sử dụng. Nếu như đặt nồi lên rồi, bếp vẫn hiển thị mã E0 thì bạn thử kiểm tra nồi xem có phù hợp dùng với bếp từ hay không bằng cách thử nam châm vào đáy nồi. Nếu nam châm hút đáy nồi thì nồi đó dùng được cho bếp từ còn nam châm không hút đáy nồi thì nồi bạn sử dụng không dùng được cho bếp từ, bạn hãy tìm mua bộ nồi khác thay thế
Bếp từ lỗi E1
E1 là thông tin bếp từ của bạn đang bị quá nóng. Vượt ra khỏi phạm vị an toàn bình thường khi hoạt động của bếp từ.
Khắc phục:Trường hợp bếp đang đun hiện mã báo lỗi E1 tức là bề mặt bếp quá nóng và việc cần làm ngay tức thì của bạn là tắt bếp. Sau đó, nhấc nồi ra khỏi bếp rồi kiểm tra xem có khe thông gió nào bị bít kín không nếu có thì bạn hãy bỏ chặn khe thông gió để làm mát cho bếp. Bạn hãy chờ cho bếp nguội ít nhất 10 phút trước khi đặt nồi lên bếp và tiếp tục bật bếp để đun nấu.
Bếp từ lỗi E2
Cảnh báo này cho biết nồi hoặc chảo của bạn đã đặt trên bếp một lúc mà bên trong nồi trống không.. dụng cụ nấu đặt trên bếp lâu mà không có thức ăn
Cách khắc phục: Nếu trong nồi không có thức ăn bạn hãy cho thức ăn vào để đun nấu bình thường.
Nếu mã báo lỗi này vẫn không biến mất khi nồi có thức ăn rồi thì bạn cần phải tắt bếp và để bếp hạ nhiệt trong ít nhất 10 phút. Sau đó, bật bếp và đặt nồi trở lại để tiếp tục quá trình nấu ăn đang bị dở dang.
Bếp từ báo lỗi E3
Lỗi E3 trên bếp từ là thông tin cảnh báo nguồn điện thấp. Thường là dưới 170V. Hoặc là thấp hơn khoảng điện áp quy định mà bếp từ của bạn được thiết kế để hoạt động.
Cách khắc phục: Khi gặp mã báo lỗi này, bạn cần phải tắt bếp trước. Sau đó, kiểm tra xem cầu chì hoặc bộ ngắt mạch trong nhà có gặp vấn đề gì không. Thông thường, mã báo lỗi này xuất hiện khi hệ thống điện trong nhà bị quá tải. Do đó, bạn cần thay thế cầu chì và bộ phận ngắt mạch nếu cần thiết.
Bạn cũng cần phải để cho bếp hạ nhiệt ít nhất 10 phút trước khi bật bếp tiếp tục nấu.
Bếp từ lỗi E4
Nhiệt độ dụng cụ nấu vượt 280oC, dòng điện quá cao.
Khi dụng cụ nấu có nhiệt độ cao hơn 280oC hoặc khi dòng điện ở mức quá cao thì bếp điện từ sẽ hiện mã lỗi E4 cùng với tiếng tít gián đoạn.
Cách khắc phục: khi nhiệt độ quá cao điều cần làm đầu tiên là tắt bếp, giảm nhiệt, nhấc dụng cụ nấu khỏi bếp, xem lại dòng điện, chờ tổi thiểu 10 phút trước khi bật bếp nấu ăn tiếp.
Bếp từ lỗi E5
Trở cảm biến (IGBT) bị quá nhiệt
Lỗi E5 chỉ xuất hiện khi nào có hiện tượng trở cảm biến bị quá nhiệt.
Cách khắc phục : tắt bếp, chờ bếp nguội, nhiệt độ giảm xuống, khi lỗi không còn, bạn có thể quay lại công việc nấu ăn còn dang dở.
Bếp từ lỗi E6
Cảm biến nhiệt có vấn đề, nhiệt độ đáy dụng cụ nấu quá cao
Bếp hiển thị E6 cảnh báo cảm biến nhiệt bị lỏng, bị tắt hoặc nguyên nhân có thể do nhiệt độ ở đáy dụng cụ nấu quá cao.
Cách khắc phục: bếp cần được làm nguội ngay lập tức bằng cách tắt bếp, nhấc nồi ra, làm thông thoáng xung quanh bếp, chờ đến khi bếp nguội rồi mới nấu ăn tiếp.
Trong quá trình nấu ăn với bếp điện từ sẽ có lúc xuất hiện các mã lỗi, khi đã hiểu biết về chúng, bạn sẽ không phải lo lắng mà tự tin hơn để xử lý các mã lỗi, tiếp tục việc nấu ăn của mình. Bạn đã từng gặp mã lỗi gì, bạn làm gì để giải quyết chúng?
Bếp từ lỗi EF
Mã báo lỗi EF: Báo bề mặt ướt
Khi màn hình LCD của bếp điện từ hiện lên mã lỗi EF có nghĩa hiện tại bề mặt của bếp đang bị ướt, bếp không thể truyền nhiệt làm nóng nồi để nấu thức ăn.
Cách khắc phục: Bạn cần tắt bếp ngay sau đó lấy một chiếc khăn mềm lau nhẹ lên bề mặt bếp để vệ sinh mặt bếp từ, khi bếp đã khô, bật bếp lại là có thể sử dụng bình thường.
Bếp từ lỗi AD
Nồi nấu quá nóng, đáy nồi không bằng phẳng không tiếp xúc được nhiều với bếp
Lỗi này xuất hiện khi nồi nấu quá nóng, đáy nồi lồi lõm, không bằng phẳng, phần đáy không tiếp xúc nhiều vời mặt bếp, hoặc có thể có vật cản giữa nồi với mặt bếp.
Cách khắc phục: Tắt bếp, kiểm tra lại vị trí đặt nồi, loại nồi, nếu nồi không thích hợp thì đổi nồi phù hợp hơn, nếu có vật cản thì lau sạch mặt bếp và phần đáy nồi.
11 lỗi thường gặp khi sử dụng bếp từ
Lỗi đã bật bếp nhưng dụng cụ nấu không nóng
– Nguyên nhân: Do chọn dụng cụ nấu không đúng chất liệu, không có đáy nhiễm từ hoặc dụng cụ nấu đặt không ngay trong phạm vi vùng nhiệt của bếp.
Để tránh lỗi đã bật bếp nhưng dụng cụ nấu không nóng, bạn nển đặt nồi ngay giữa vùng nhiệt của bếp
– Cách khắc phục: Khi lỗi do chọn sai chất liệu dụng cụ nấu, bạn chỉ cần chọn đúng nồi có đế nhiễm từ, còn nếu nguyên nhân là do đặt dụng cụ nấu không đúng phạm vi vùng nhiệt, bạn đặt lại ngay ngắn, chọn đúng kích cỡ dụng cụ nấu để nấu ăn hiệu quả hơn.
2. Lỗi bếp đột ngột phát tiếng bíp
– Nguyên nhân: của lỗi này là do có đồ vật, chất lỏng che bộ phận kiểm soát bằng xúc giác, bộ thời gian đặt trước đã kết thúc.
– Cách khắc phục: Nếu do vật cản, bạn chỉ cần lấy vật hoặc làm sạch chất lỏng trên bộ phận kiểm soát bằng xúc giác hoặc người dùng chạm vào nút khóa bảng điều khiển, tiếng bíp sẽ ngừng phát.
3. Lỗi bếp tự động tắt khi đang dùng
– Nguyên nhân: Bếp quá nóng, bị quá nhiệt hoặc do bảng điều khiển bị che bởi các dụng cụ nấu, khăn, chất lỏng, vụn thức ăn…
Lỗi bếp tự động tắt khi đang dùng do có chất lỏng, vật che trên bảng điều khiển, bạn cần lấy đi vật che, làm sạch bàn phím sẽ dùng được như bình thường ngay
– Cách khắc phục: Khi bếp quá nóng, bạn cần tắt bếp, rút phích cắm để giảm nhiệt sau đó kết nối điện, bật bếp, nấu ăn như bình thường. Còn nếu nguyên nhân là do bề mặt bảng điều khiển bị che, bẩn, bạn cần lấy các đồ dùng ra, làm sạch bề mặt bảng điều khiển.
4. Lỗi bếp không tắt khi đã hết thời gian hẹn giờ nấu
– Nguyên nhân: Người dùng không hẹn giờ đúng cách, giờ hẹn không được đặt chính xác.
– Cách khắc phục: Xem lại hướng dẫn sử dụng và hẹn giờ đúng cách.
5. Lỗi nhấn nút nguồn quá 5 giây mà đèn tín hiệu không sáng
– Nguyên nhân: Do công tắc hoặc dây điện không cắm vào ổ điện, bị hỏng, tiếp xúc nguồn bị lỏng.
Cắm lại phích điện chắc chắn vào ổ để tránh lỗi nhấn nút nguồn quá 5 giây mà đèn tín hiệu không sáng
– Cách khắc phục: Kiểm tra dây điện, công tắc, nếu chưa cắm, cắm bị lỏng thì bạn cắm vào ổ điện chắc chắn. Nếu công tắc, dây điện bị hỏng, hãy thay thế phụ kiện mới.
6. Lỗi không sử dụng được bảng điều khiển cảm ứng
– Lỗi này xuất hiện khi tay người dùng bị ẩm, ướt hoặc do kích hoạt khóa bảng điều khiển.
– Cách khắc phục: Lau khô tay rồi thao tác với bàn phím như bình thường. Nếu nguyên nhân do kích hoạt khóa, bạn chỉ cần mở khóa là xong.
7. Lỗi bật bếp có tiếng ooo
– Tiếng ooo là do sử dụng không đúng dụng cụ nấu phù hợp với bếp, đáy dụng cụ nấu quá mỏng, nguyên liệu làm đáy kém chất lượng.
– Cách khắc phục: Giảm nhiệt bếp từ xuống, nếu tiếng ooo vẫn còn, bạn cần đổi dụng cụ nấu khác phù hợp hơn, đáy dày, chất lượng hơn.
8. Lỗi đột ngột không gia nhiệt cho dụng cụ nấu và phát ra tiếng ồn
– Lỗi này có nguyên nhân là do nhiệt độ môi trường xung quanh bếp quá cao, lỗ thông khí bị cản, chắn, tắc nghẽn.
Để tránh lỗi đột ngột không gia nhiệt cho dụng cụ nấu và phát ra tiếng ồn, bạn cần làm thông các lỗ thông khí của bếp
– Cách khắc phục: Lắp đặt bếp từ ở vị trí thông thoáng, tránh xa các thiết bị phát nhiệt cao, làm thông lỗ thông khí.
9. Lỗi các vùng nấu giảm nhiệt khi có nhiệt độ 1 vùng nấu tăng cao
Đây không phải lỗi chỉ là do cơ chế phân phối năng lượng tự động thông minh của bếp, nó điều hòa nhiệt độ giữa các vùng nấu, tránh tình trạng quá tải cho bếp, đảm bảo an toàn cho người dùng và kéo dài tuổi thọ cho bếp.
10. Lỗi có âm thanh rì rầm
– Nguyên nhân: là do nồi quá nhẹ hoặc được sản xuất với nhiều bộ phận.
– Cách khắc phục: Chọn nồi đáy nặng hơn, thay nồi mới hoặc hạ thấp nhiệt độ nấu xuống.
11. Lỗi âm thanh quạt phát ra từ đầu đến lúc tắt bếp
– Âm thanh này là của quạt đặt trong khu vực cảm ứng để làm mát bếp từ.
– Cách khắc phục: Khi bếp nóng, âm thanh này sẽ phát ra nên chỉ cần chờ nhiệt độ giảm, quạt tự động tắt.
Bảng mã lỗi trên bếp từ BOSCH
Bếp từ BOSCH nhập khẩu, có hệ thống mã lỗi thêm các thông tin chi tiết cho người sử dụng và sửa chữa. Cập nhật bảng mã lỗi bếp từ Bosch.
Mã lỗi bếp từ Bosch | Nguyên nhân |
E22, Er22 | Lỗi bo cảm ứng, do độ ẩm, hoặc chập chân ic phím |
E0 – E9 | Lỗi modul nguồn – công suất |
F0 | Lỗi truyền dẫn, cáp, dây dẫn |
F1 | Cảm biến nhiệt độ ( NTC) bo cảm ứng lỗi |
F2; F4 | Quá nhiệt trên bo cảm ứng |
F3; F6; F7 | Lỗi cảm biến nhiệt độ trên mâm, hoặc lỗi đường phản hồi |
F8 | Không phải lỗi – nguyên nhân do đun quá lâu, bếp tự tắt |
F9 | Lỗi truyền dẫn tín hiệu lên mặt khiển |
Er21 | Lỗi quá nhiệt trên main chính, hoặc lỗi đường hồi tiếp nhiệt độ |
Er25 | Lỗi kết nối – không cụ thể ở đâu – ktra thực tế |
Er26 | Lỗi relay chuyển tiếp – lỗi mạch khiển – lỗi dây kết nối |
Er32 | Lỗi phần mềm |
Er38 | Lỗi đường 24V, Lỗi trên bo cảm ứng, hoặc các núm xoay cảm ứng 1 vài model đặc biệt |
Er42 | Lỗi bo nguồn |
U200; U400 | Lỗi điện áp hoặc so áp sai |
Bật nguồn không lên | Lỗi bo nguồn, lỗi hiển thị |
U1 | Lỗi so áp, áp lên main ko đủ hoặc sai |
U2, d4, d5, d6, d7 | Lỗi cảm biến nhiệt độ, kết nối, thông gió…. |
U3 | Quá nhiệt trên IGBT, main chính, hồi tiếp nhiệt độ sai |
U4 | Lỗi cảm biến nhiệt độ |
d0 | Lỗi đường tín hiệu liên kết giữa các bo chính |
d1 | Lỗi đường tín hiệu, chân kết nối, bo mạch…. |
d2 | Relay chức năng bosster lỗi, hoặc có thể lỗi cả công suất |
d3 | Lỗi quạt, đường mạch quạt |
H7 | Lỗi quá nhiệt |
Bảng mã lỗi bếp từ mitsubishi
Các mã lỗi “U”
Đa phần các lỗi “U” được hiển thị khi bạn sử dụng không chính xác. Khi đó hệ thống hoạt động của bếp từ sẽ dừng lại. Tuy nhiên, đây không phải là sự cố và cách xử lý khá đơn giản. Sau đây là nguyên nhân và cách xử lý các lỗi này:
1. Mã lỗi U1: Phát hiện cháy
Nguyên nhân: Kiểm tra xem nồi có quá nóng hay cháy không?
Cách xử lý: Vui lòng giảm lượng nhiệt của nồi bằng cách cho thêm nước hoặc tắt bếp đợi bếp nguội và sử dụng lại khi bếp đã nguội.
2.Mã lỗi U2: Nhiệt bộ bên trong bếp tăng
Nguyên nhân: Có thể thể nhiệt bên trong bếp đang cao bất thường. Có khả năng quạt hút không được lau chùi sạch sẽ hoặc bị kẹt.
Cách xử lý: Khi bếp nguội, có thể loại bỏ bụi bẩn cản trở quạt hút.
3.Mã lỗi U4: Nhiệt độ dầu tăng chậm
Lỗi này thường chỉ hiển thị khi bạn đang sử dụng “Chế độ Chiên” của Bếp từ Mitsubishi.
Có thể do các nguyên nhân sau:
Nồi biến dạng hoặc bị cong: Có thể đang không sử dụng nồi Tempura hoặc nồi chịu nhiệt chuyên dụng để chiên. Do đó, bạn nên lựa chọn dòng nồi chảo chịu nhiệt chuyên dụng để chiên.
Sử dụng “Chế độ chiên” để nấu những món nhiều nước: Có thể bạn đang nấu soup, canh do đó món ăn không thể chín và màn hình hẹn giờ sẽ hiển thị U4. Do đó, nếu bạn không nấu món chiên, vui lòng không lựa chọn chế độ này.
Mặt bếp đang quá nóng khi bắt đầu“Chiên”: Có thể lúc bạn đang nấu, mặt bếp đã chở nên quá nóng, bạn vui lòng đợi mặt bếp nguội hơn một chút để có thể nấu tiếp.
4.Mã lỗi U5: Nhiệt độ dầu tăng nhanh
Lỗi này tương tự lỗi U4, chỉ hiển thị khi bạn đang sử dụng “Chế độ Chiên” của bếp từ Mitsubishi.
Lỗi U5 này có thể do các nguyên nhân sau:
Quá ít dầu: Có thể bạn đang cho dưới 200g dầu ăn (Khoảng 220ml). Vì vậy hãy cho thêm dầu ăn và bật lại bếp, bếp sẽ hoạt động bình thường.
Làm nóng dầu ở nhiệt độ cao: Có thể bạn bắt đầu chiên khi nhiệt độ dầu đang quá cao, điều này khiến món ăn không ngon và khiến cho nhiệt độ nồi và dầu chênh lệch. Do đó bạn có thể đợi dầu nguội hoặc sử dụng dầu ăn ở nhiệt độ thường.
Sử dụng nút “Chiên” khi Xào, nướng: Tương tự như lỗi U4, Bạn không nên dùng nút “Chiên” cho các món ăn không phải là chiên.
Có cặn trong nồi: Nếu như nồi chiên có quá nhiều cặn bếp cũng có thể nhận ra và cảnh báo bạn. Do đó, thường xuyên loại bỏ vụn giòn, cặn trong khi nấu.
Các mã Lỗi “E”
Nếu như các lỗi “U” là lỗi do sử dụng không chính xác, thì các lỗi mã E có thể cảnh báo sự cố. Bếp từ Mitsubishi có thể hiển thị các mã lỗi E sau: E0, E1, E2, E3, E4, E5, E7, E8, E9, EE
Khi bếp hiển thị các mã lỗi E này có thể có bất thường xảy ra bên trong bếp, mạch bảo vệ. Do đó để biết chính xác nguyên nhân, bạn nên liên hệ với đơn vị phân phối sản phẩm hoặc liên hệ chúng tôi để được tư vấn và khắc phục sự cố.
*Lỗi E5: Có thể hiệu điện thế dòng điện nơi gia đình bạn đang quá cao, vượt mức 245V.
Các mã lỗi HL – Khóa hồng ngoại, CL – Khóa trẻ em
Nếu trên màn hình hiển thị các mã lỗi này đều không phải sự cố. Cách Xử lý khá đơn giản.
1. Mã lỗi CL – Khóa trẻ em:
Nếu như bạn không thể thao tác phím nào trên bếp từ ngoài nút Nguồn tổng, có thể bếp của bạn đang bị khóa trẻ em. Bạn có thể mở khóa bằng cách nhấn và giữ 3 giây phím “ Khóa trẻ em”. Và để mở khóa bạn cũng nhấn giữ 3 giây nút này. Vị trí nút khóa trẻ em tùy thuộc vào từng model bếp.
2.Mã lỗi HL – Khóa hồng ngoại:
Nếu như bạn không thể bật tắt được bếp hồng ngoại, có thể bếp từ của bạn đang bị khóa hồng ngoại. Cách mở khóa cũng tùy theo từng model bếp. Vui lòng liên hệ với nhà phân phối để được giải đáp cụ thể theo model bếp của bạn.
Bảng mã lỗi bếp từ HITACHI
C11 – C21 – C51 Quá nóng mặt bếp.
C12 – C22 Lỗi nồi hoặc mặt bếp bị dơ.
C13 – C23 Đặt nồi không đúng vị trí, đáy nồi bị lõm,không được sử dụng tấm lót quá dầy.
C15 – C25 Đặt nồi không đúng vị trí.
CB Bị tràn nước,bấm nút lâu hơn 3 giây.
C14 -C24 – H17 – H27 – H57 Không đúng nồi.
C1 C3 C4 Lò nướng bị quá nhiệt.
Cd Chưa đóng nắp lò nướng.
Địa chỉ: Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, các tỉnh thành phố khác xin vui lòng liên hệ hotline để được tư vấn dịch vụ bảo hành cụ thể.
Điện thoại: 0975771215 – 0978028661.